So sánh ổn áp và biến áp từ A đến Z

 Ổn áp và biến áp đều là những thiết bị điện được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng được dùng để giúp giải quyết những vấn đề nguồn điện và chất lượng điện áp. Rất nhiều khách hàng nhầm lẫn về công dụng của 2 dòng máy này. So sánh ổn áp và biến áp sẽ giúp các bạn phân biệt và chia sẻ những kinh nghiệm chọn máy phù hợp. 

1, Hình thức của ổn áp và biến áp

1.1 Điểm giống nhau của ổn áp và biến áp

Hình thức của ổn áp và biến áp rất giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.

+ Màu sắc của máy thường là xanh thẫm, đỏ mận hoặc ghi sáng. 

So sánh ổn áp và biến áp

+ Mặt trước của vỏ máy có các đồng hồ (A) và đồng hồ (V), aptomat, aptomat, quai nhựa. 

+ Các thông tin kỹ thuật máy được in ở mặt sau 

+ Có từ 6 cọc đấu điện áp vào và điện áp ra. Bên trên các cọc đều được ghi rõ INPUT hoặc OUTPUT để người dùng dễ phân biệt. 

So sánh ổn áp và biến áp

1.2 Khác biệt giữa ổn áp và biến áp 

Để phân biệt giữa ổn áp và biến áp thì chúng ta cần dựa vào thông tin được ghi ở mặt trước. Tên sản phẩm được ghi rõ ràng, kí hiệu của ổn áp thường là BACL hoặc BATN. Trong khi đó ổn áp thường được kí hiệu bắt đầu là DR, DRII, SH,…cùng với công suất máy. 

Khác biệt giữa ổn áp và biến áp 

2, So sánh cấu tạo của ổn áp và biến áp 

2.1 Cấu tạo của biến áp

Một biến áp thông thường sẽ bao gồm những bộ phận chính sau:

+ Vỏ máy: là bộ phận có tác dụng bảo vệ các linh kiện bên trong khỏi những tác động bên ngoài. Đồng thời kết nối cơ học với các linh kiện để người dùng sử dụng thiết bị. Tùy vào từng thương hiệu mà phần vỏ được làm từ những chất liệu và thiết kế khác nhau

+ Lõi thép: lõi thép bên trong biến áp được thiết kế đặc biệt bao gồm 2 gông và 2 trụ nối liên với nhau thành một lõi thép có từ thông mạnh. Rất nhiều lá thép hoặc tôn silic cực mỏng được xếp sát nhau.

ảnh biến áp tự ngẫu Standa

+ Cuộn dây quấn xung quanh lõi thép làm nhiệm vụ dẫn điện áp vào và đưa điện ra. Tùy vào dòng máy mà số lượng cuộn dây quấn là khác nhau. 

+ Các phụ kiện đi kèm như đồng hồ, cọc đấu nối, aptomat,…

2.2 Cấu tạo của ổn áp

Về cơ bản cấu tạo của ổn áp cũng tương tự như một biến áp. Một ổn áp sẽ bao gồm vỏ, lõi thép, cuộn dây, bộ cơ mạch điều khiển, hệ thống chổi than.

+ Bôn (hay còn được gọi là xuyến) chính là một lõi thép hình xuyến

So sánh cấu tạo của ổn áp và biến áp 

+ Ổn áp chỉ có 1 cuộn dây quấn xung quanh bôn. Trong ổn áp hay biến áp thì cuộn là bộ phận quan trọng nhất. Nếu như dây quấn kém chất lượng thì ổn áp cũng sẽ hoạt động kém hiệu quả. 

+ Bộ phận truyền động và mạch điều khiển: là cơ và mạch. Đa phần ổn áp hiện nay đều sử dụng động cơ 1 chiều, hệ thống mạch điều khiển nhạy bén. Muốn ổn áp bền bỉ, hoạt động dài lâu thì cần kiểm tra chất lượng dây quấn thường xuyên. 

 ổn áp và biến áp 

3, Nguyên lý hoạt động của ổn áp và biến áp

Về cơ bản nguyên lý hoạt động của 2 dòng máy này tương đồng. Chúng hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, khi dòng điện nguồn chạy trong dây dẫn, gặp từ thông sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng có hiệu điện thế khác với điện nguồn. 

4, Tác dụng của ổn áp và biến áp

4.1 Tác dụng của biến áp

Biến áp là thiết bị có chức năng đổi nguồn, tăng áp hoặc hạ áp. Khoảng cách giữa những nhà máy điện và hộ gia đình, công ty sử dụng điện quá lớn. Để tránh hao phí điện năng thì cần sử dụng biến áp để tăng áp. Biến áp hạ áp thường được dùng tại các trạm biến thế hoặc nhà máy, gia đình cần hạ áp. 

Đặc điểm của biến áp là có nguồn điện ra biến thiên theo điện vào. Do vậy chỉ nên sử dụng tại những khu vực có nguồn điện ổn định. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất đều sử dụng hệ thống máy móc nhập khẩu hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên chúng hoạt động theo chuẩn điện áp khác Việt Nam nên cần máy đổi nguồn. Biến áp được sử dụng để đổi nguồn hạ áp cho các thiết bị này.

4.2 Tác dụng của ổn áp

Ổn áp là thiết bị có tác dụng ổn định điện áp ra trong trường hợp nguồn điện vào không ổn định, thường xuyên thay đổi thất thường. Hiện nay do nhu cầu sử dụng thiết bị điện công suất lớn như điều hòa, tủ lạnh,… trong các gia đình và công ty tăng cao đặt sức ép không nhỏ đến ngành điện. Do vậy cần sử dụng ổn áp để giúp nguồn điện luôn ổn định. 

Hiện nay ổn áp cũng được trang bị thêm tính năng đổi nguồn của biến áp. Giá thành 2 sản phẩm này tương đương nên lựa chọn ổn áp sẽ giúp tiết kiệm hơn. 

5, Phân loại ổn áp và biến áp

Ổn áp và biến áp đều được thiết kế với các công suất khác nhau phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng như 3kva, 5kva, 10kva,…. Ngoài ra một số thương hiệu lớn như STANDA còn sản xuất ổn áp theo yêu cầu của từng khách hàng. 

5.1 Phân loại ổn áp

Ổn áp được phân theo loại điện nguồn vào (1 pha, 2 pha hoặc 3pha), công suất và dải điện.  Thông thường sẽ có 3 dải điện phổ biến nhất là: 

+ Ổn áp dải hẹp

+ Ổn áp dải thường

+ Ổn áp dải hẹp

Lựa chọn dòng ổn áp nào khách hàng cần dựa trên nhu cầu và tình trạng điện thực tế. Điều này sẽ tránh được việc chọn sai sản phẩm gây lãng phí ko cần thiết.

5.2 Phân loại biến áp

Biến áp được phân theo loại nguồn điện, công suất và dòng máy. Có 2 dòng máy biến áp là biến áp tự ngẫu và biến áp cách ly. Điểm khác biệt giữa 2 dòng máy này là cấu tạo khác nhau. Nếu như biến áp tự ngẫu chỉ có một cuộn dây quấn duy nhất thì biến áp cách ly chia tách thành 2 cuộn sơ cấp và thứ cấp hoạt động động lập. Tất cả các điểm trên cuộn thứ cấp đều có hiệu điện thế bằng 0 so với mặt đất. Vì thế dùng biến áp cách ly không bị giật nếu ta vô tình chạm vào vỏ hay hạ áp. 

Hy vọng những so sánh ổn áp và biến áp trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về 2 dòng sản phẩm này và lựa chọn cho mình một thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu. 

…………………………………………………………

Thông tin liên hệ:

Tổng kho phân phối ổn áp biến áp Standa Việt Nam

Địa chỉ: 34 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0904984569

Email: standachinhhangvietnam@gmail.com

Website: standachinhhang.vn

Kết nối với chúng tôi qua:

https://standachinhhang.vn/so-sanh-on-ap-va-bien-ap

https://local.google.com/place?id=3900712145428327160&use=posts&lpsid=7256703847035812000

https://twitter.com/Standachinhhang/status/1442428253851971587

Nhận xét